Khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng. Tại sao không?

Bạn có biết kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng là một ngành mang lại cho bạn lợi nhuận rất cao nếu như bạn biết khai thác. Vậy tại sao bạn lại không thử sức với lĩnh vực đầy tiềm năng như vậy.

Theo thống kê của hiệp hội nhà hàng quốc gia Mỹ, có tới 30 – 40% khoản chi phí dành cho bữa ăn ngoài. Điều đó có nghĩa có hàng triệu khách hàng tiềm năng cần tới nhu cần ăn uống ngoài mỗi ngày. Với số lượng khách hàng đông đảo như vậy, sẽ là một lĩnh vực rất tốt nếu như bạn quyết định khởi nghiệp để kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng này.

Vậy bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng như thế nào để có thể mang lại được một mức lợi nhuận đáng mơ ước?

Trước tiên bạn cần phải mở một nhà hàng cho riêng mình và xác định hình thức kinh doanh cho phù hợp. Bạn có thể lựa chọn một trong những cách mà chúng tôi liệt kê ra dưới đây.

1. Nhà hàng ăn uống bình dân

Những nhà hàng kiểu này có sức hấp dẫn rất lớn đối với lượng thực khách đông đảo. Bởi họ có thể lựa chọn rất nhiều món ăn ngon. Bên cạnh đó, các nhà hàng theo lối bình dân này cũng được trang trí và thể hiện thực đơn khá hài hòa, tạo cảm giác thoải mái. Và đặc biệt với mức giá của nhà hàng bình dân rất phù hợp túi tiền của đại đa số mọi người.

2. Nhà hàng theo phong cách gia đình


Có rất nhiều các món ăn thích hợp cho những gia đình, từ trẻ nhỏ cho tới người lớn. Nhà hàng phong cách gia đình thường có giá hơi cao một chút so với những nơi phục vụ đồ ăn nhanh nhưng chất lượng dịch vụ rất tốt. Điều này mang lại thoải mái cho khách hàng mỗi khi đặt chân tới nơi đây.

3. Nhà hàng mang hương vị dân tộc




Các nhà hàng này luôn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều thực khách trong và ngoài nước. Một bên muốn thưởng thức hương vị món ăn của nhiều nền văn hóa khác nhau, một bên muốn gợi nhớ lại chút ấm áp ẩm thực quê nhà. Đối với những khách hàng nước ngoài, họ có thể muốn tiếp khách hàng của họ tại chính những nhà hàng mang hương vị và đặc trưng riêng của quốc gia của họ. Có thể kể đến một số nền văn hóa ẩm thực nổi tiếng như: Nhật, Hàn, Mỹ, Italia….

4. Nhà hàng bán các món hải sản

Bạn nghĩ sao, khi ngay tại đất Hà Nội, một vùng cách xa biển mà bạn vẫn có thể thưởng thức những món hải sản tuyệt vời. Vì thế nên các nhà hàng hải sản thỏa mãn yêu cầu thực khách với thực đơn rất đa dạng và hấp dẫn gồm nhiều món như cá, tôm, mực…Tuy nhiên, chất lượng hải sản có thể không thực sự đảm bảo và chủng loại thay đổi theo mùa. Vì thế bạn cần phải rất cẩn trọng khi thực hiện ý tưởng này.

Vậy để bạn có thể khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng không hề khó và cũng không hề dễ dàng. Bạn nên lựa chọn đúng mô hình mình sẽ kinh doanh và thực sự tâm huyết với công việc của mình thì chắc chắn sẽ đạt được thành công.
Nguồn: quanly-nhahang.com

Choáng ngập với thiên đường bánh mỳ ở Đức

Một thiên đường với hơn 600 loại bánh mì khác nhau...

Khi nhắc đến nước Đức, người ta hay nhớ đến các loại xúc xích tuyệt ngon, những lễ hội bia sôi động và những hãng xe ô tô danh giá. Ngoài những điều đó, bánh mì cũng đóng một vai trò rất quan trọng, tạo nên sự phong phú và đặc biệt của nền ẩm thực nước này.

Đức - quê hương của hơn 600 loại bánh mì

Ở Đức, người ta ước tính có hơn 600 loại bánh mì khác nhau; trên 1,200 loại bột mì làm bánh được sản xuất trong khoảng 17,000 lò nướng và 10,000 cửa hiệu bánh. 
Cho đến nay, bánh mì đã vượt qua con số 10,000 tuổi. Khi con người bắt đầu biết thu hoạch các loại hạt để làm lương thực, họ nghiền nhuyễn các hạt này ra rồi trộn với nước để tạo thành cháo. Sau này, loại cháo này được nướng trên các tảng đá nóng hoặc nướng trong tro để làm thành những chiếc bánh mì dẹt.
Có hai phát hiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử nướng bánh mì là: nướng bánh trong lò kín và ủ bột bánh trong nhiều ngày để bột nở ra. Chính nhờ 2 phát hiện này, bánh mì mới có được độ mềm và xốp như hiện nay. 

Người Đức ăn bánh mì vào tất cả các buổi trong ngày. Vào buổi sáng, bánh mì được ăn với mứt, bơ, xúc xích, phô mai và một vài loại rau củ. Bữa trưa là bữa ăn quan trọng nhất đối với người Đức, trong bữa ăn này, họ ăn nhiều thức ăn nhất. Do đó, bữa tối trong truyền thống của người Đức là một bữa ăn nhẹ, có cấu trúc tương đối giống với bữa sáng. Bánh mì đã đi sâu vào văn hóa ẩm thực của nước này, trong tiếng Đức, "Brot" có nghĩa là bánh mì, và người Đức gọi bữa tối là "Abendbrot" (nghĩa gốc là bánh mì buổi tối) và những thức ăn vặt là "Brotzeit".
Ở Đức có 3 loại bánh mì chính: bánh mì đen, bánh mì trắng và bánh mì xám. Ở mỗi vùng miền của nước Đức, người ta lại ăn các loại bánh mì khác nhau và những thói quen ăn bánh mì cũng khác nhau. Những người ở miền Bắc nước Đức hay ăn các loại bánh mì đen, được trộn với nhiều loại hạt. Có một tiết lộ rằng, một trong số những nỗi khổ lớn nhất của người Đức khi sinh sống ở nước ngoài đó là việc họ không thể tìm được loại bánh mì ưa thích của mình trong các cửa hàng bán bánh.
Ba loại bánh mì phổ biến ở Đức: bánh mì trắng, bánh mì đen và bánh mì xám

Loại hạt được sử dụng nhiều nhất trong bánh mì Đức là hạt lúa mạch. Ngoài ra, bánh mì nướng từ bột trộn với các loại nguyên liệu khác như: hạt hướng dương, hạt yến mạch, hạt mè, hành tây, phô mai, thịt xông khói, rau thơm... cũng rất được ưa chuộng ở nước này.
Bánh mì phủ hạt hướng dương - một loại bánh rất được ưa chuộng ở nước này

Bánh mì - thức ăn của những lễ hội

Không chỉ là một loại thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống thường ngày, người Đức còn đem bánh mì vào trong những lễ hội lớn như Lễ hội bia Oktoberfest ở Munich, lễ hội Karneval...  Cùng với những ly bia có dung tích lên đến 1 lít, bánh Brezel và bánh mì tròn Brötchen là những loại bánh mì phổ biến trong các ngày lễ này. 
Theo một số câu chuyện kể lại, bánh Brezel được nướng bởi các tu sĩ như một phần quà cho trẻ em khi chúng thuộc những lời cầu nguyện. Bánh Brezel có hình nút vòng tượng trưng cho hai tay chắp trước ngực. Một câu chuyện khác kể rằng hình dáng của bánh Brezel có nguồn gốc từ bánh hình nhẫn của người Roman.
Ở các vùng khác nhau, kích thước của nút vòng trên bánh cũng có sự thay đổi. Đến ngày nay, những chiếc bánh Brezel vẫn luôn được làm bằng tay, và người thợ làm bánh sẵn sàng bỏ ra nhiều năm trời để hoàn thiện kỹ thuật tạo hình bánh Brezel của mình. Việc tạo hình cho chiếc bánh này không khó, nhưng để làm đúng và chiếc bánh có một hình dạng đẹp, người thợ cần phải luyện tập rất nhiều.
Những chiếc bánh mì Brötchen tròn nhỏ xinh cũng là thức ăn ưa thích trong các lễ hội ở nước Đức. Những chiếc bánh này có nguyên liệu khá giống với bánh mì thường, nhưng có kích thước nhỏ hơn, vừa vặn cho một người ăn. Ở mỗi vùng khác nhau ở nước Đức, bánh Brötchen lại mang một tên gọi khác nhau như: Rundstück, Semmel, Schrippe, Weck...
Có thể nói, bánh mì là món ăn mang cả linh hồn ẩm thực Đức, mỗi loại bánh không chỉ chứa đựng hương vị đơn thuần, mà nó còn mang hình ảnh của một đất nước có nền ẩm thực rất đáng tự hào. Người Đức thưởng thức bánh mì cũng là thưởng thức một phần văn hóa dân tộc, giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng phong phú và đáng nhớ.





 

 


Bạn có tin chiếc bánh Pavlova nhẹ như mây?

Không chỉ vượt ra khỏi những quy chuẩn của một chiếc bánh bình thường, Pavlova còn mang trong mình câu chuyện thú vị về nữ diễn viên ballet tài năng.

Thế giới ẩm thực dù muôn màu muôn vẻ những vẫn luôn có những nguyên tắc nhất định, và theo quan niệm của chúng ta, một món ăn ngon khi nó đảm bảo những tiêu chuẩn cơ bản nhất. Tuy nhiên trong làng bánh ngọt, có một chiếc bánh đã phá vỡ tất cả những quy tắc nấu nướng và đem lại một trải nghiệm thú vị cho bất kì thực khách nào, đó là chiếc bánh Pavlova xốp mềm như mây.

Từ vũ điệu ballet đến món bánh trứ danh

Không ai chắc chắn bánh Pavlova có xuất xứ từ đâu và khi nào, nhưng người dân New Zeland luôn tin rằng món bánh này gắn liền với một câu chuyện tao nhã và đầy thơ mộng: Vào khoảng năm 1926 đến 1929, nữ nghệ sĩ ballet hàng đầu thế giới lúc bấy giờ - Anna Matveyevna Pavlova - đã có chuyến lưu diễn qua New Zealand và Úc. Với cổ chân chỏ nhắn và phong cách  dịu dàng yểu điệu, những bước nhảy của Anna được ví von rằng: "Còn hơn cả nhảy múa, nàng đã lướt bay". Sự uyển chuyển đầy mê hoặc trong điệu múa của Anna đã tạo cảm hứng cho những đầu bếp ở New Zealand và Úc - để từ đó tạo ra một chiếc bánh thanh thoát, nhẹ nhàng như chính những ngón chân biết bay của Anna vậy.
Chân dung Anna Pavlova
Cũng có câu chuyện khác cho rằng, bánh Pavlova được đặt tên sau khi nữ vũ công trứ danh này mất, như một hình thức tưởng nhớ. Và cho dù ngày nay người New Zealand hay người Úc vẫn không ngừng tranh cãi đâu mới là quê hương của chiếc bánh này, nhưng có một thực tế không thể chối cãi, là Pavlova xứng đáng được xem như món bánh kì lạ, độc đáo và thanh tao bậc nhất làng ẩm thực.
Chiếc bánh không cần bột mì

Nhắc tới Pavlova, lập tức ta nghĩ đến đặc trưng nổi bật của nó: Bánh không làm từ bột mì nói riêng và các loại nguyên liệu từ ngũ cốc nói chung. Pavola đơn thuần là làm từ lòng trắng trứng đánh bông với đường (hỗn hợp này còn được gọi là meringue); không có cốt bánh bông lan như những loại bánh kem khác, nhân của Pavlova chính là marshmallow bông xốp ngọt ngào. Những thành phần này đã tạo nên một món bánh với hình thức xốp phồng, mềm mại, hương vị thanh nhã hấp dẫn, tan ngay khi vừa chạm đầu lưỡi.
Với những nguyên liệu vô cùng mỏng manh và khó tạo hình, để tạo ra một chiếc bánh Pavlova vuông vắn là điều rất khó, đòi hỏi kĩ thuật cao ở người làm bánh. Lòng trắng trứng phải được tách thật khéo để không lẫn tạp chất, quá trình đánh phải thật cẩn thận sao cho lòng trắng đủ cứng để tạo hình, nhưng vẫn giữ được tính chất mềm xốp đặc trưng. Chiếc bánh Pavlova đúng chuẩn sẽ có vỏ vàng nhạt, không quá cứng cũng không quá mềm, khi cắt sẽ lộ ra lớp marshmallow óng ánh bên trong.

Thiên đường cho những loại trái cây

Bánh Pavlova có vị ngọt đậm đà, bởi người ta cần cho một lượng đường nhất định vào lòng trắng trứng nhằm giúp định hình bánh dễ dàng hơn, cũng như tạo ra màu vàng nhạt bắt mắt cho lớp vỏ bên ngoài. Dù vậy, đây không phải là khiếm khuyết mà trở thành điểm mạnh hấp dẫn của riêng Pavlova. Để cân bằng hương vị, người ta thường dùng Pavlova với những loại trái cây tươi mát, vị chua nhẹ nhàng. Những loại trái cây này không những cân bằng độ ngọt của bánh, mà còn trở thành điểm nhấn đầy màu sắc trên nền bánh trắng thanh tao.
Loại trái cây được ưa chuộng nhất chính là dâu tây, và những ổ Pavlova truyền thống không thể nào thiếu đi sắc đỏ tươi của lớp dâu chín mọng
Ngoài dâu tây, Pavlova ngày nay còn có thể kết hợp với rất nhiều trái cây vị chua thơm ngon khác như dứa, mận, mâm xôi, việt quất,... Nhưng trong số đó, Pavlova kiwi là nổi bật và thú vị hơn cả. Còn sự phối hợp nào tuyệt với và ăn ý hơn lớp kem bông Pavlova với những lát kiwi xanh mướt - mang đậm bản sắc ẩm thực của riêng đất nước New Zealand?
Anna Pavlova với bàn chân quá nhỏ và cổ chân mảnh khảnh yếu ớt của mình đã từng bị coi là không có đủ tiêu chuẩn về hình thể trong nghề múa, nhưng chính dáng vẻ mong manh ấy lại tạo ra những vũ điệu thướt tha mê hoặc công chúng. Chiếc bánh Pavlova - cũng giống như nàng Anna - đã phá vỡ các quy tắc cứng nhắc về kĩ thuật và nguyên liệu làm bánh, lấy cái yếu điểm trong mình và biến nó thành nét đặc sắc có một không hai, chẳng thể nhầm lẫn trong thiên đường bánh ngọt rộng lớn trên thế giới.






Ẩm thực đặc sắc trong Lễ hội thuyền Rồng Trung Quốc

Đi với mảng ẩm thực này là những món ăn gắn với các câu chuyện kể từ xa xưa.

Văn hóa ẩm thực không chỉ đơn giản xoay quanh chuyện nấu nướng cầu kì hay trình bày đẹp mắt, mà ẩm thực, bằng một cách rất tự nhiên, đã ăn sâu vào đời sống văn hóa lẫn lịch sử của cộng đồng quanh nó. Những món ăn muôn màu muôn sắc trong Lễ hội thuyền Rồng hàng năm ở Trung Quốc là minh chứng cho điều đó.

Từ câu chuyện về một tấm gương tiết tháo

Dọc trên các con sông trên đất nước Trung Hoa, vào mùng 5 Tháng 5 âm lịch hàng năm, đúng vào dịp Tết Đoan Ngọ, sẽ xuất hiện từng hàng dài những chiếc thuyết hình rồng rực rỡ bảy màu, và người dân thực hiện nghi thức ném bánh nếp, bánh gạo, trứng luộc xuống sông... Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của ghi thức này, nhưng đáng tin nhất và được biết đến nhiều nhất là câu chuyện về vị quan Khuất Nguyên: Khuất Nguyên người nước Sở, nổi tiếng trung quân ái quốc. Lúc hay tin Sở bị nước Tần đánh bại, ông trầm mình tự vẫn trên dòng Mịch La vào đúng ngày 5 tháng 5 Âm lịch. Nhân dân kính trọng tấm lòng tiết tháo trong sạch của Khuất Nguyên, thường ném đủ loại thực phẩm xuống con sông này với mong ước cá tôm đừng ăn mất xác ông.

Chân dung Khuất Nguyên

Phát triển từ truyền thuyết và nghi thức này, vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch thường diễn ra những lễ hội trên sông đặc sắc, và những món ăn thường được ném xuống sông đồng thời cũng được thưởng thức trong ngày hội. Lễ hội thuyền rồng có thể xem là lễ hội nổi bật nhất trong số đó, với văn hóa ẩm thực giản dị mà đầy màu sắc vui nhộn, hấp dẫn.

 
 Các món ăn dùng trong lễ hội

Là một lễ lớn trong năm của Trung Quốc, Lễ hội thuyền rồng có sự góp mặt của muôn vàn món ăn cầu kì hấp dẫn về cả nội dung lẫn hình thức. Song hãy cùng điểm qua một vài món điển hình nhất nhé!

Zongzi (Bánh nếp đậu)

Zongzi hay bánh nếp đậu là món bánh không thể không nhắc đến trong Lễ hội thuyền rồng. Lại nói về truyền thuyết thả thức ăn xuống sông năm xưa, Zongzi chính là món bánh hay được người dân thả nhiều nhất. Những chiếc bánh nếp hình tam giác xinh xinh với nhân đậu đỏ thơm ngon đã chứa đựng trong mình một truyền thống đề cao tiết tháo, cũng như góp phần tô điểm cho Lễ hội thuyền rồng thêm phần rực rỡ, phong phú.


Ở mỗi địa phương khác nhau lại có phiên bản Zongzi khác nhau. Nhưng về cơ bản, Zongzi là bánh nếp hấp lá tre có nhân đậu. Để tạo hình tam giác thật đúng chuẩn cho bánh, người ta thường cuốn lá tren vào một vật hình phễu, đổ nhân vào rồi mới gói lại. Bánh có lớp vỏ bằng nếp dẻo bùi, thơm mùi lá non, cùng lớp nhân đậu beo béo sần sật, tuy cách làm đơn giản nhưng hương vị thơm ngon khó quên. 
Jiandui (Bánh rán mè)

Bánh rán mè là món tráng miệng khá quen thuộc trong thực đơn của người Trung Quốc, nhưng Hiandui trong Lễ hội thuyền rồng lại có chút khác biệt. Cũng như Zongzi, nhân chính của Jiandui là đậu, và loại đậu được ưa thích nhất là đậu đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho sự thịnh vượng, dồi dào và may mắn rất được người Trung Hoa ưa dùng vào những dịp lễ lạc, đặc biệt là trong Lễ hội thuyền rồng náo nhiệt với hàng trăm con thuyền khoe sắc.

Bánh rán vàng ươm và giòn tan kết hợp cùng nhân đậu đỏ xứng đáng là món tráng miệng được yêu thích nhất trong những ngày lễ thuyền rồng.

Trứng hấp trà

Khác với Zongzi và Hiandui là những công thức có phần quen thuộc, trứng hấp trà lại là món ăn cực lạ cực độc chỉ có trong Lễ hội thuyền rồng. Trứng thay vì hấp với nước lọc thông thường, nay thay bằng nước trà pha loãng. Nhờ vậy mà lòng trắng trứng dai hơn giòn hơn, lớp vỏ trứng bên ngoài được nhuộm màu đỏ thẫm rất bắt mắt.  



Để phục vụ cho lễ hội đầy màu sắc này, trứng hấp trà có thể được tô vẽ thêm cho sinh động, và người ta thường có tục bỏ trứng vào một túi vải nhỏ thêu hoa rực rỡ, đeo vào cổ trẻ con như một lời chúc may mắn.

Lễ hội thuyền rồng ở Trung Quốc nổi tiếng với những nghi thức thú vị như đua thuyền, thi chạm đầu rồng, thi thổi cơm...nhưng thật thiếu sót nếu không nhắc đến mảng văn hóa ẩm thực của Lễ hội. Với những chiếc bánh nếp xinh xắn, những viên bánh mè nhỏ nhắn, cũng những quả trứng hấp trà vui nhộn, ẩm thực đã góp phần phong phú hóa cho một Lễ hội đáng được trong đợi nhất trong năm - và không còn nghi ngờ gì - khi một lần nữa văn hóa ẩm thực lại được khẳng định như thành phần quan trọng của phong tục tập quán nói riêng và văn hóa nói chung
Nguồn: kenh14.vn

Mê mẩn thú ăn cá suối độc đáo ở Nhật Bản

Trong ẩm thực Nhật Bản có rất nhiều món ăn từ cá, nhưng thú ăn cá suối này có lẽ là một trong số những thói quen đáng khám phá nhất của người Nhật.

Sống trong vùng đất có 4 mùa xuân - hạ - thu - đông biến chuyển rõ rệt, người Nhật đã sớm hình thành mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên cũng như các mùa trong năm. Cảm thức sâu sắc về mùa này đã ảnh hưởng đến cả văn hóa ẩm thực, khi tùy vào điều kiện thiên nhiên của từng mùa và từng tháng, lại xuất hiện những món ăn đặc trưng. Khoảng thời gian từ giữa hè sang đầu thu này là thời điểm lý tưởng cho một truyền thống ẩm thực thú vị của Nhật Bản - thú câu và nướng cá suối Ayu.

Cá Ayu là gì?

Ngoài việc sở hữu lãnh hải rộng lớn với nguồn cá biển phong phú và đa dạng, ẩm thực Nhật Bản còn có lợi thế khi có một hệ thống sông suối dày đặc, với những loại cá nước ngọt vô cùng thơm ngon. Một trong những giống cá nước ngọt nổi bật nhất chính là Ayu. Ayu thuộc nhóm cá suối, sống trong các con suối thượng nguồn trong rừng sâu. Với điều kiện đó, nguồn nước của Ayu luôn tránh được ô nhiễm, giữ được độ tinh khiết và tạo nên vị thơm ngon tự nhiên cho thịt cá.


 Những con suối trong vắt nơi Ayu "cư ngụ"

Cá Ayu bắt đầu xuất hiện ồ ạt vào khoảng cuối tháng 6 đổ đi, và đến tháng 9 thì bắt đầu thời kì sinh sản của cá. Nếu bạn ăn cá Ayu vào khoảng thời gian này, ngoài lớp thịt cá chắc nịch và thơm ngọt, bạn còn được "khuyến mãi" vô số trứng cá bùi bùi thơm thơm nằm bên trong nữa đấy!


Cá Ayu đầy trứng vào mùa sinh sản
Kĩ thuật câu độc đáo

Để câu được cá Ayu, người ta không thể sử dụng kĩ thuật câu bình thường mà phải có kĩ thuật riêng, kĩ thuật này có tên là Tomozuri. Sự độc đáo và khéo léo của Tomozuri đã biến việc câu cá Ayu từ hành động đánh bắt bình thường trở thành thú vui giải trí được rất nhiều người dân Nhật Bản ưa chuộng.

Quang cảnh câu cá Ayu
Thay vì dùng mồi câu bình thường, Tomozuri sử dụng... một chú cá Ayu sống để làm mồi! Dựa vào đặc tính hiếu thắng và rất coi trọng lãnh thổ riêng của loài cá này, người đi câu sẽ gắn lưỡi câu vào chú cá Ayu mồi, cuối lưỡi câu có đính mọc chiếc móc sắt dài. Khi cá Ayu mồi bơi vào lãnh thổ của một đàn Ayu bất kì, những cá thể trong đàn sẽ lập tức xông tới tấn công Ayu mồi. Chính vào lúc đó, những chú Ayu hiếu chiến này sẽ bị "dính bẫy", gắn chặt vào chiếc móc sắt ở cuối lưỡi câu.


Thành quả sau buổi đi câu bằng kĩ thuật Tomozuri
Vị ngon của sự tinh khiết

Ayu là một trong những loại cá nước ngọt đắt tiền và được ưa chuộng số một tại Nhật Bản. Tuy vậy, cách thức chế biến món cá này lại vô cùng giản dị, chủ yếu chỉ đem nướng muối. Tuyệt nhất là khi bạn đặt chân tới vùng thượng nguồn trong lành và hoang vắng của vùng núi rừng Nhật Bản, trải qua một buổi câu cá bên suối thật thú vị, rồi ngay lập tức xiên que, đem nướng những chú cá còn tươi roi rói ấy trên ngọn lửa hồng từ củi đá ven đường. Vị tinh khiết, thơm ngọt không pha lẫn tạp chất của thịt cá Ayu kết hợp cùng chút muối mằn mặn, cùng hương củi thanh thanh đã tạo nên một bữa tối "dã chiến" có một không hai.


Tuy nhiên, trong đời sống công nghiệp hối hả và bận rộn ở Nhật Bản, không phải ai cũng có điều kiện để làm một chuyến du lịch câu cá đúng kiểu. Ayu mau chóng bước chân vào các quán ăn, nhà hàng, và vẫn giữ nguyên cách thức nướng giòn cùng muối tinh. Dù với kiểu chế biến nào đi chăng nữa, Ayu luôn giữ được lớp vỏ vàng ươm giòn rụm kết hợp cùng vị thơm ngọt đặc trưng của thịt cá, hấp dẫn thực khách từ thị giác đến vị giác.


Ayu trong nhà hàng...





... và khi kết hợp cùng các loại hải sản khác

Trong kí ức của chúng ta hẳn sẽ luôn tồn tại hình ảnh những nhà thám hiểm lạc vào rừng sâu đã linh hoạt hái quả dại, bắt cá suối để làm nguồn cung cấp thực phẩm. Đến với vùng thượng nguồn ở Nhật Bản, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm cảm giác thú vị đó khi tham gia vào hoạt động câu cá cũng như chế biến "tại trận" loại cá Ayu. Thưởng thức Ayu không chỉ tuyệt vời ở hương vị tinh khiết của món ăn, mà còn ở toàn bộ hoạt động văn hóa, giải trí diễn ra xung quanh món ăn độc đáo ấy.  


Nguồn: kenh14.vn

Thưởng thức văn hóa thịt nướng ở Hàn Quốc

Những món thịt nướng là một phần vô cùng thú vị và đa dạng trong ẩm thực Hàn Quốc đó!

Khí hậu giá rét và khắc nghiệt ở Hàn Quốc không hoàn toàn là điều đáng ghét, ngược lại, chính sự giá lạnh của vùng đất này đã đem đến cho ẩm thực Hàn Quốc một món ăn sáng giá: Món thịt nướng cộp mác xứ Kim Chi.

Nét đặc sắc của thịt nướng Hàn

Thịt nướng hay đồ nướng (barbecue) xuất hiện phổ biến trong các nền ẩm thực trên thế giới. Tuy nhiên, không vì thế mà thịt nướng Hàn lại mất đi nét đặc sắc của riêng mình. Món ăn này trong tiếng Hàn có tên Gogigui (ghép bởi hai từ "thịt" + "nướng lên"), rất gần gũi và thân thuộc y như vị trí của nó trong đời sống người Hàn vậy. 

Bạn sẽ không tìm thấy Gogigui trong các bữa tiệc nướng ngoài trời hay trên bãi biển, mà là trong chính các quán xá nhỏ nhắn ven đường. Thử tưởng tượng một ngày đông với nhiệt độ dưới 5 độ C, bạn dạo bước trên đường phố Seoul với bàn tay lạnh cóng, bỗng bắt gặp một quán nướng bên đường thì thật tuyệt vời nhỉ! Chính vì thế, văn hóa "lê la" hàng quán và thưởng thức Gogigui luôn được người Hàn, bất kể tầng lớp, ưa chuộng.
 Một điều đặc biệt nữa về thịt nướng Hàn là cách chế biến rất đa dạng, phong phú, không có quy tắc cứng nhắc nào. Người ta có thể nướng thịt trên lò than hoặc trên chảo gang hình nhữ nhật to bản, dùng sáp hoặc dùng ga để nướng... Nhưng tất cả đều có một điểm chung là bếp nướng luôn được đặt ở giữa, chỗ ngồi bố trí xung quanh, tạo nên một bữa thịt nướng ấm áp không chỉ từ khói bếp mà còn từ không khí quây quần giữa mọi người.
 Thịt nướng Hàn thường có gì nhỉ ?
Một bữa thịt nướng Hàn Quốc thường khá thịnh soạn với nhiều loạt thịt, rau củ, đồ ăn kèm, đồ uống và cả tinh bột. Cùng "nghía" xem người Hàn ăn thịt nướng thế nào vào những ngày giá lạnh nhé !

Bulgogi

Bulgogi là bò nướng ướp sốt - món ăn đầu tiên xuất hiện khi nhắc đến văn hóa Gogigui. Bulkogi được chế biến từ thịt lưng xắt mỏng của bò, nhưng hiện nay người ta có thể sử dụng các phần thịt khác. Sốt ướp thịt là hỗn hợp của nước tương, đường, dầu mè, tỏi và các gia vị khác như hành lá, hoặc nấm, đặc biệt là nấm nút trắng hoặc nấm hương. Nước sốt đầy hương vị với đủ cung bậc chua-cay- mặn-ngọt này tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng cho món ăn. Bulogi được xếp thứ 23 trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNN Go bình chọn năm 2011.
 
 
Dak Galbi
Nếu Bulgogi là "ông vua" của bò nướng thì Dak Galbi xứng đáng với danh hiệu hoàng hậu của những món gà. Món này được làm từ lườn gà mềm mại và ngọt thịt, kết hợp với sốt gochujang - một loại tương ớt chua cay gồm khoai lang, bắp cải thái, hành củ, bánh dày, cà rốt. Những năm 1960, Dak Galbi đã xuất hiện như một sự thay thế cho những món nướng cao cấp, với giá thành rẻ mà hương vị vẫn thơm ngon. Cho đến nay, Dak Galbi vẫn là lựa chọn ưa thích của sinh viên nghèo với tài chính hạn hẹp, và với hương vị tuyệt vời của mình, món lườn gà nướng này vẫn có sức thu hút với những tầng lớp "rủng rỉnh" khác nữa.
 
 Dweiji Bulgogi
Đây là phiên bản thịt heo của Bulgogi, dành cho các tín đồ của loại thịt này thay vì thịt bò. Dweiji giữ nguyên công thức của Bulgogi, ngoại trừ việc tăng thêm độ cay cũng như sự đậm đà từ các thành phần như ớt, gừng và dầu mè. Bên cạnh các món bò và gà nướng, một đêm đông lạnh giá sẽ không thể ấm áp nếu thiếu hướng vị cay nồng của món thịt heo nướng này đâu !
 Rượu Soju
Soju là loại rượu đặc trưng của Hàn, và là chất xúc tác không thể thiếu cho một bữa thịt nướng hoàn chỉnh. Cũng giống như rượu nếp ở Việt Nam, Soju làm từ các loại ngũ cốc thân thuộc với nghề nông như gạo kết hợp cùng lúa mì, lúa mạch, khoai lang hoặc sắn. Soju có nồng độ cồn từ khoảng 20% đến khoảng 45%, loại nồng độ 20% là  phổ biến nhất. Vị Soju hơi có vị ngọt thanh từ đường rất đặc trưng, và khó có loại thức uống nào thay thế được vị ngọt này của Soju trong việc kết hợp với các món nướng vốn cay xè, đậm đà.
 Nếu có dịp đến Hàn, ngoài việc khám phá những món ăn "biểu tượng" quá quen thuộc như kimchi hay kimpab, bạn cũng đừng quên "lê la" phố xá dọc đường và tạt vào một quán thịt nướng bất kì. Sự kết hợp giữa vị thịt vừa tươi ngon vừa cay nồng, cùng hương rượu Soju thoáng ngọt chếnh choáng trong không khí lạnh lẽo của đất Hàn ắt hẳn sẽ đem lại một trải nghiệm ẩm thực đặc sắc, khó quên.

Văn hóa ẩm thực của người Mỹ

Nuớc Mỹ là một hợp chủng quốc với đa sắc tộc, đa văn hóa, do vậy ẩm thực ở đây rất đa dạng và có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau. Mặc dù vậy nhưng các món ăn của người Mỹ vẫn mang những nét đặc trưng, phong cách riêng.

Khi những người định cư đầu tiên tới Mỹ, họ đã đem theo những cây trồng và gia súc tương tự với quê hương để sản xuât lương thực và nhu yếu phẩm vào Mỹ . Trải qua những khó khăn ban đầu, cho đến khi thông thương được với Anh Quốc, những người định cư này cuối cũng cũng thích nghi đươc với vùng đất mới với một thực đơn ăn uống mới tương tự với mẫu quốc. Mặc dù có những ngoại lệ với những loài rau và động vật bản địa nhưng những người định cư vẫn nấu những món ăn cũ và cố gắng coi đó như phần thay thế cho những nguyên liệu của cố quốc. Phong cách nấu ăn ở các bang của Mỹ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những người Anh di cư bắt đầu tại thời điểm này.
   


Thực đơn của người Mỹ trong thay đổi theo từng vùng bắt đầu từ giữa thế kỉ 18. Trong khi những bang miền Nam có thể trồng trọt hầu như quanh năm thì những bang miền Bắc lại không thể. Lúa mỳ là một sự lựa chọn được ưu tiên. Họ thường dùng lúa mỳ làm bánh quy cho bữa ăn sáng với thịt heo. Thịt lợn ướp muối là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ bữa ăn nào, nó được dùng với rau và là thực phẩm cung cấp nhiều protein.

Trong khi đó thì những vụ mùa ở phía Bắc thì rất ít. Lúa mỳ, đã từng dùng để làm bánh mỳ hầu như không còn có thể phát triển được nữa mà chỉ nhập khẩu từ nơi khác với chi phí cao. Do đó đã xuất hiện những thức ăn thay thế như ngô và bánh kếp Johnny. Một số rau củ được trồng ở thuộc địa miền Bắc bao gồm cây cải, hành, cải bắp, cà rốt, cây phòng phong cùng với một số họ đậu, hạt mè. Trong những tháng mùa hè, quả bí, bầu phát triển tốt.


Từ thế kỉ thứ XX-XXI, một trong những đặc trưng của nền ẩm thực Mỹ là phong cách chế biến hoàn toàn mới, kết quả của sự hợp nhất văn hóa từ nhiều dân tộc và vùng miền khác nhau. Một vài món được xem là những món đặc trưng của người Mỹ thì thực chất lại có nguồn gốc từ nhiều khu vực khác, những đầu bếp và bếp trưởng người Mỹ đã biến đổi về căn bản qua năm tháng để đến bây giờ chúng hòa nhập vào thế giới ẩm thực như những món thuần Mỹ. Hot dog và hamburger là những ví dụ điển hình cho lối dung hòa này. Chúng được mang vào Mỹ qua những người nhập cư đến từ Đức và hẳn nhiên trong cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay ,hai món này đựoc coi là món ăn của người Mỹ. 

Những món ăn châu Á cũng đóng vai trò quan trọng trong phong cách nấu nướng của người Mỹ. Châu Á là một trong những châu lục có dân nhập cư ở Mỹ khá nhiều. Đến Mỹ họ đã đem đến nhiều nét đăc trưng văn hóa của từng vùng miền ở mỗi đất nước. Nét đặc trưng dễ thấy nhất ở đây là thức ăn của những nước Châu Á, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống ẩm thực của cư dân Mỹ. Thức ăn nhanh là thức ăn thông dụng ở Mỹ nhưng hiện nay trong khẩu vị của người Mỹ ngày càng có xu hướng khám phá các món ăn khác nhau ở châu Á.

Bữa sáng

Trong thực tế thì phần lớn người Mỹ xem thường bữa ăn sáng, phần thì họ bận rộn, phần thì họ muốn ăn kiêng. Những người trưởng thành dùng bữa sáng rất qua loa, chỉ một ly nước cam ép với bánh nướng quết món peanut butter( một loại mứt bơ làm từ hạt dẻ ) rất ngon nhưng hơi mặn hoặc với loại nước uống truyền thống là cà phê. Bữa sáng thịnh soạn hơn sẽ gồm trứng rán, bánh mỳ nướng, nước hoa quả và trái cây nhưng thường chỉ có vào sáng chủ nhật. Vào những sáng làm việc vội vã trong tuần, người Mỹ thường chỉ uống cà phê.


Bữa trưa

Hầu hết người Mỹ ăn trưa từ giữa trưa đến 2h chiều. Bữa ăn giữa ngày này thường không ăn ở nhà. Người lớn ít khi về nhà ăn trưa và trẻ em cũng ăn tại trường. Một vài người mang cơm được chuẩn bị ở nhà và đựng trong các túi giấy. Chính vì điều này, họ cần một buổi ăn trưa gọn nhẹ. Thường thấy trong buổi ăn trưa là bánh mỳ sandwich. Nó vừa rẻ và làm nhanh. Bánh mỳ sandwich chỉ có hai miếng bánh mỳ kẹp lại với nhau, được phết với bơ, nước sốt, mù tạc và kẹp ở giữa là thit, phomat, cá, gà. Có những món sandwich lạnh được làm từ giămbông và phomat, đậu phụng, bơ, mứt và những lát mỏng gà hoặc gà tây, cá ngừ, xà lách và thịt bò nướng. Những người ăn trưa ở nhà hàng thích gọi những món sandwich nóng. Phổ biến nhất là hamburger và hotdog.

Bữa tối

Bữa ăn quan trọng nhất trong ngày là bữa tối, thường vào lúc 6h tối. Bữa ăn tối có thể có nhiều món : món khai vị ( bao gồm trái cây tươi, nước ép trái cây hoặc ít cá), món soup, salad trộn, món chính có thịt gà hoặc cá, bên cạnh đó còn có các món canh, cơm hoặc mì sợi. Người ta uống trà hoặc cà phê trước khi kết thúc bữa ăn. Hầu hết người Mỹ đều thích tráng miệng với bánh ngọt, bánh pa-tê hoặc kem. Kem táo được dùng với một ít phomat là món rất phổ biến.


 Trong bữa ăn trưa và ăn tối, người Mỹ thường uống nước lọc, nước ép trái cây, bia, café, trà hoặc nước uống có ga mà người ta quen gọi là soda. Rượu vang được coi là thức uống sang trọng được dùng chiêu đãi trong các buổi tiệc, các buổi lễ hoặc khi đi ăn ngoài nhà hàng.
Bởi vì bữa ăn tối thường được ăn khá sớm, nên nhiều người Mỹ trước khi đi ngủ có thói quen ăn nhẹ. Trẻ em trước khi đi ngủ thường uống sữa, ăn bánh ngọt. Những người lớn thường ăn trái cây hoặc bánh ngọt.


Vào ngày chủ nhật và những ngày lễ, khi thời tiết đẹp, người Mỹ thường đi ra bên ngoài. Họ thích đi tản bộ ở công viên hoặc những cuộc liên hoan ngoài trời với những món bit-tết, hotdog và hamburger. Hoặc tản bộ nơi biển và ăn hải sản.



Hệ thống đặt vé máy bay trực tuyến www.abay.vn luôn cập nhật và cung cấp vé máy bay tới Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống cho phép khách hàng có thể so sánh giá vé máy bay của hơn 100 hãng hàng không và book vé máy bay Mỹ một cách nhanh chóng qua hệ thống thanh toán tiện lợi với mức giá tốt nhất và đội ngũ tư vấn, chăm sóc khách hàng phục vụ 24/7.



Ẩm thực các vùng miền Việt Nam


Như các bạn đã việt, văn hóa ẩm thực các vùng miền ở Việt Nam rất khác nhau. Từ cách thức chế biến, nguyên liệu, gia vị cho đến cách thưởng thức. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn về Văn hóa ẩm thực các vùng miền Việt Nam.

Ẩm thực miền Bắc


Ẩm thực miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến v.v. và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá.
Nhiều người đánh giá cao Ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì v.v. và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.

Ẩm thực miền Nam


Ẩm thực miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.).
Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui v.v.

Ẩm thực miền Trung


Đồ ăn miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc.
Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.
Ẩm thực các dân tộc thiểu số Việt Nam

Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng địa lý đa dạng khắp toàn quốc, ẩm thực của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có bản sắc riêng biệt. Rất nhiều món trong số đó ít được biết đến tại các dân tộc khác, như các món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên.
Tuy nhiên, nhiều món ăn đã trở thành đặc sản trên đất nước Việt Nam và được nhiều người biết đến, như mắm bò hóc miền Nam, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coóng phù (dân tộc Tày), lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cốn sủi, thắng cố, các món xôi nếp nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ v.v. - See more at:

Bún chả Việt Nam – Top 10 món ăn CNN bình chọn

Hãng truyền thông CNN gần đây đã bình chọn cho món Bún chả của Việt nam lọt vào 1 trong 1o món ăn hấp dẫn nhất mùa hè này. Đây là món ăn thường được thấy rất nhiều trên phố cổ Hà Nội, không chỉ ngon bởi hương vị, nguyên liệu mà món ăn này cũng được coi là một trong những món ăn nhanh mà chỉ Việt Nam mới có.

Ngoài món bún chả của Việt Nam hãng truyền thông CNN cũng thống kê danh sách các món ăn khác trên khắp thế giới phù hợp với mua hè năm nay.